Khơi dậy hứng thú học tập STEM ở trẻ Mầm non với công nghệ AR của KidsEdu

Khơi dậy hứng thú học tập STEM ở trẻ Mầm non với công nghệ AR của KidsEdu
5/5 - (1 vote)

Trong thế giới học tập của trẻ nhỏ, sự tò mò và hứng thú đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và kỹ năng. Thấu hiểu điều này, KidsEdu đã mang đến một phương pháp giảng dạy đột phá bằng cách ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giáo dục STEM. Đây không chỉ là cách giúp trẻ hiểu rõ hơn về các khái niệm khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học mà còn khơi gợi niềm đam mê học hỏi và khám phá không ngừng. 

Công nghệ AR Là Gì? 

Công nghệ Thực tế tăng cường (AR) là công nghệ kết hợp thế giới ảo với thế giới thực thông qua các thiết bị như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. AR cho phép người dùng tương tác với các vật thể ảo trong môi trường thật, tạo nên những trải nghiệm học tập sống động và hấp dẫn. 

Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ AR trong giảng dạy các lĩnh vực STEM của KidsEdu:

1. Khoa Học (Science)

Phương pháp truyền thống: Trong các bài học khoa học truyền thống, trẻ thường học qua sách vở và các bài giảng trực tiếp. Thông tin thường được trình bày qua hình ảnh tĩnh và lời giải thích của giáo viên, giới hạn sự tương tác và trải nghiệm thực tế của trẻ em đối với các hiện tượng tự nhiên và quá trình sinh học. 

Phương pháp ứng dụng công nghệ AR trong KidsEdu STEM: Với công nghệ AR, trẻ em có cơ hội quan sát và tương tác trực tiếp với các mô hình 3D sống động. Trẻ em có thể tự do xoay, phóng to và thu nhỏ các vật thể, nhìn từ nhiều góc độ khác nhau để hiểu rõ hơn về các chủ đề trong khoa học. Ví dụ, khi học về động vật dưới nước, chẳng hạn như cá, trẻ có thể thấy mô hình 3D của cá đang bơi lội, quan sát chi tiết vây, mang và cách chúng di chuyển. Điều này giúp trẻ không chỉ hiểu rõ hơn về cấu tạo và hành vi của cá mà còn tạo nên sự hứng thú và kích thích trí tưởng tượng. 

Hình ảnh trẻ đang học cùng với AR
Hình ảnh trẻ đang học cùng với công nghệ AR

2. Công Nghệ (Technology) 

Phương pháp truyền thống: Trẻ học về công nghệ thông qua các bài giảng lý thuyết. Trẻ thường làm theo các hướng dẫn cụ thể và ít có cơ hội tương tác với các công nghệ tiên tiến, khiến việc tiếp thu kiến thức bị hạn chế. 

Phương pháp ứng dụng công nghệ AR trong KidsEdu STEM: AR cho phép trẻ em tương tác trực quan với các mô hình công nghệ phức tạp. Ví dụ, khi học về động cơ máy bay không người lái, trẻ có thể sử dụng AR để xem chi tiết bên trong động cơ, quan sát các bộ phận và cách chúng hoạt động, từ đó nắm bắt kiến thức một cách rõ ràng và sinh động hơn. 

Hình ảnh máy bay không người lái trong công nghệ AR
Hình ảnh máy bay không người lái trong công nghệ AR

 

3. Kỹ Thuật (Engineering) 

Phương pháp truyền thống: Trong các bài học kỹ thuật truyền thống, trẻ em thường phải dựa vào hình vẽ và mô hình tĩnh để hiểu cách các máy móc và cấu trúc hoạt động. Việc này khiến trẻ khó hình dung và hiểu rõ về các chi tiết kỹ thuật. 

Phương pháp ứng dụng công nghệ AR trong KidsEdu STEM: Trẻ có thể nhìn thấy và tương tác với các mô hình kỹ thuật 3D một cách chi tiết và trực quan. Công nghệ AR tạo ra các hình ảnh sống động, cho phép trẻ khám phá và hiểu rõ hơn về các cấu trúc phức tạp trong kỹ thuật. Điều này không chỉ giúp trẻ dễ dàng hình dung mà còn tăng cường khả năng tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề. Chẳng hạn, khi học về máy cưa, các em có thể xem mô hình 3D của máy cưa với đầy đủ các bộ phận, hiểu rõ cách lưỡi cưa, động cơ và các bộ phận khác được sắp xếp và kết nối với nhau. 

Hình ảnh máy cưa xích trong công nghệ AR
Hình ảnh máy cưa xích trong công nghệ AR

4. Toán Học (Mathematics)

Phương pháp truyền thống: Trẻ mầm non thường học toán qua các hình vẽ, đồ chơi và lời giải thích của giáo viên. Mặc dù phương pháp này giúp các em dễ dàng làm quen với các con số và hình khối cơ bản, nhưng việc tưởng tượng các khái niệm không gian và hình học phức tạp hơn có thể gặp nhiều khó khăn. 

Phương pháp ứng dụng công nghệ AR trong KidsEdu STEM: Với công nghệ AR, trẻ  có thể trải nghiệm các khái niệm toán học một cách trực quan và sinh động.  Các hình học phức tạp và phép toán trừu tượng được minh họa rõ ràng, giúp trẻ dễ dàng nắm bắt. Ví dụ khi học về hình khối như hình lập phương, trẻ có thể xoay và quan sát mô hình 3D từ mọi góc độ, giúp các em hiểu rõ về các mặt, cạnh và góc của nó hay khi học về hình cầu, trẻ có thể nhìn thấy mô hình 3D của quả bóng, trái đất, hoặc các vật thể khác có dạng hình cầu, giúp trẻ dễ dàng hình dung và hiểu rõ các khái niệm không gian một cách thú vị và hấp dẫn hơn. 

Hình ảnh mặt trăng và mặt trời trong công nghệ AR
Hình ảnh mặt trăng và mặt trời trong công nghệ AR

 

Với việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường AR trong giảng dạy STEM, KidsEdu không chỉ giúp trẻ em hiểu biết sâu hơn về các chủ đề học tập mà còn giúp các em phát triển các kỹ năng quan trọng cho tương lai như kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, khả năng học hỏi…. Đồng thời giúp nhà trường nâng cao uy tín, hình ảnh và tăng cường thu hút sự quan tâm của Phụ huynh. 

Để tìm hiểu thêm về những lợi ích của KidsEdu STEM, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY 

Bạn thấy bài viết hữu ích? Hãy cho chúng tôi phản hồi.

Vui lòng bấm vào ngôi sao để đánh giá

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 1

Chưa có đánh giá nào cho bài viết này. Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

1900 0362
Contact